Với những người như Adrian Silas Tay, việc mang theo máy ảnh, bước chân vào những vùng đất hoang dã cùng một nhóm nhiếp ảnh gia thiên nhiên hoang dã nhiệt huyết chính là một đặc quyền thực sự và có lẽ là một trong những sở thích anh mong đợi nhất vào cuối tuần.
Chàng nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên này bắt đầu sở thích của mình cùng một chiếc EOS 50D khiêm tốn dùng chụp ảnh tổng hợp vào năm 2009. Giờ đây, anh đã toàn tâm toàn ý theo đuổi sở thích chụp lại vô số loài chim khoác trên mình những bộ lông rực rỡ sắc màu.
Hiện tại, bộ thiết bị yêu thích nhất của chàng nhiếp ảnh gia ngắm chim, đồng thời là cộng tác viên của Singapore Birds Project (một ngân hàng thông tin toàn diện với số lượng chim được ghi lại ngày càng tăng) này là máy ảnh Canon EOS R6 với ống kính EF300m f/2.8L IS USM và ống nhân tiêu cự Canon Extender EF 2X III.
Chúng tôi muốn tìm hiểu về Adrian, về những yếu tố cần có để trở thành một nhiếp ảnh gia chụp chim ở một miền đất lành cho chim di trú như Singapore. Anh chia sẻ rằng chúng ta có thể thấy hàng trăm loài chim trong giai đoạn di trú chính của chúng, nên chắc chắn kiến thức về chim chóc là yếu tố tiên quyết và kiên nhẫn là đức tính tốt cần có. Chúng tôi chắc rằng tính kiên nhẫn cũng là một trong số những phẩm chất giúp Adrian hoàn thành tốt công việc chính của mình là làm việc với trẻ em cần chăm sóc đặc biệt.
Adrian cho chúng tôi biết rằng chụp ảnh ngoài trời luôn là một việc mạo hiểm, đặc biệt là với các thiết bị chụp ảnh. Trên thực tế, anh không hề ngại ngùng chia sẻ anh đã vài lần đánh rơi máy trong những chuyến đi ngắm chim. “Tôi phải thừa nhận tôi không phải người quá cẩn thận khi dùng máy ảnh, nhưng thật may, tôi là một thành viên CPS.”
Thành viên CPS (Canon Professional Services – Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp của Canon) hạng Bạc được hưởng ưu đãi giảm 30% phí dịch vụ, giảm 5% giá linh kiện và được miễn phí vệ sinh cảm biến 1 lần.
Anh nhớ từng gửi máy ảnh đến kiểm tra sau khi máy bị va đập khá mạnh và được nhận lại máy sau chưa đầy 4 ngày. Adrian cho rằng đây là thời gian trả máy nhanh và điều này rất quan trọng với những nhiếp ảnh gia chụp chim cần nắm bắt thời gian trong mùa di trú chính. Trong một sự cố khác, máy ảnh của anh cần thay bảng mạch trong và linh kiện này cần vận chuyển từ Nhật Bản về. Lần sửa chữa này kéo dài 10 ngày.
Chúng tôi đã hỏi Adrian suy nghĩ của anh về việc CPS phù hợp ra sao với những người dùng máy ảnh Canon trong nhóm ngắm chim của anh: “Tôi đã ngạc nhiên khi biết chỉ có khoảng 20% người dùng Canon tôi quen hiện đang là thành viên CPS. Họ gần như chắc chắn đủ điều kiện tham gia CPS, chỉ cần xem qua thiết bị chụp ảnh của họ là thấy rõ ngay. Thật đáng tiếc khi họ bỏ lỡ những lợi ích và ưu đãi miễn phí của CPS”, anh nói thêm.
“Anh có lời khuyên nào dành cho những nhiếp ảnh gia đang sử dụng thiết bị Canon nhưng chưa đăng ký CPS không?” Chúng tôi hỏi anh.
Sau đây là lời khích lệ và kêu gọi của Adrian:
“CPS là một chương trình có lợi cho người tham gia. Tôi muốn nói là hãy giúp đỡ chính mình bằng cách đăng ký tham gia CPS miễn phí. Bạn có thể làm việc này khá nhanh chóng qua mạng, chỉ cần đăng ký thiết bị của mình, số sê-ri và vậy thôi.”
Đừng bỏ lỡ những lợi ích mà tư cách thành viên Canon Professional Services mang lại cho bạn.